CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

“NHỌC NHẰN” NHỮNG BÓNG HỒNG NGÀNH Y

Cán bộ nữ chiếm gần 70% cán bộ toàn ngành y tế. Vượt qua khó khăn, vất vả, những “bóng hồng” của ngành đang từng giờ, từng ngày cống hiến công sức, trí tuệ cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân. Toàn ngành y tế có hơn 4.200 cán bộ, người lao động, trong đó có gần 3.000 cán bộ, người lao động nữ, chiếm gần 70% tổng số lao động trong ngành. Những nữ cán bộ ngành y tế không những gánh vác trên vai trách nhiệm công việc mà bên cạnh đó, họ còn là những người mẹ, người vợ phải chăm sóc cho mái ấm gia đình. Bác sĩ Hà Thị Đỗ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đình Lập chia sẻ: So với nam giới, phụ nữ làm việc trong ngành y phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn. Người làm nghề y phải trực đêm thường xuyên; các dịp nghỉ lễ, tết, chúng tôi hiếm khi có dịp đoàn viên cùng gia đình trọn vẹn mà còn phải làm vất vả hơn do yêu cầu của công việc. Vừa đi làm, vừa chăm sóc con cái, vun vén gia đình là điều không hề dễ dàng. [[{"fid":"3104","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 293px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Cán bộ Điều dưỡng Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị, chăm sóc bệnh nhân Có mặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, chúng tôi mới thấy được sự khó khăn, vất vả của nữ cán bộ y tế. Chị Nguyễn Thị Liễu, Phó Trưởng Phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Bệnh viện có trên 500 cán bộ điều dưỡng, tỷ lệ cán bộ nữ chiếm hơn 70%. Đặc thù của ngành y là phải trực đêm sau những ngày làm việc vất vả, rất nhiều cán bộ y tế nói chung, cán bộ điều dưỡng nói riêng đều không có được những ngày nghỉ cuối tuần, kỳ nghỉ tết được trọn vẹn. Ngoài sự cảm thông từ phía gia đình, người thân, nguồn động viên lớn nhất đối với chúng tôi là khi người bệnh được khỏe mạnh. Khoảnh khắc khi người bệnh được xuất viện trở về với gia đình hay những em bé cất tiếng khóc chào đời chính là niềm an ủi, niềm hạnh phúc đối với tất cả chị em ngành y. Làm việc tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện đã vất vả, các cán bộ nữ làm việc tại các trạm y tế cơ sở càng khó khăn hơn do giao thông đi lại vất vả, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Bác sĩ Bàn Thị Viên, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Công Sơn, huyện Cao Lộc chia sẻ: Tôi công tác tại trạm đã được 21 năm. Trước đây, cơ sở vật chất thiếu thốn, đường sá đi lại khó khăn, tôi phải gửi xe và đi bộ mới đến trạm làm việc. Vất vả là thế nhưng vì cái tâm với nghề, tôi và các cán bộ tại trạm luôn cố gắng hết mình để người dân trên địa bàn có được điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Còn rất nhiều điều chưa nói hết về những khó khăn trong công tác của các cán bộ nữ ngành y, nhưng chính niềm vui và đam mê sự nghiệp chăm sóc sức khỏe Nhân dân là động lực khuyến khích các “bóng hồng” tiếp tục nỗ lực vượt qua mọi thử thách phía trước để đem lại nhiều niềm vui, sức khỏe, hạnh phúc cho Nhân dân.   Triệu Thành – Báo Lạng Sơn

HỘI NGHỊ PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO “TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC” NĂM 2020

Chiều 15/10/2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị phát động phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2020. Dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo cùng đại diện các phòng nghiệp vụ Công an Tỉnh; lãnh đạo Sở Y tế, Công đoàn ngành Y tế cùng đại diện các phòng nghiệp vụ Sở; lãnh đạo Công an Thành phố; lãnh đạo UBND và Công an huyện Cao Lộc; lãnh đạo UBND và Công an xã Hợp Thành, xã Hoàng Đồng; Ban lãnh đạo, cán bộ, viên chức, người lao động Bệnh viện. [[{"fid":"3099","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị phát động phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2020 Các đại biểu được thông qua Báo cáo đánh giá tình hình, kết quả công tác đảm bảo ANTT tại Bệnh viện từ năm 2019 đến nay và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn là cơ sở khám chữa bệnh cao nhất của tỉnh, hiện có 43 khoa, phòng, 824 viên chức. Trung bình một ngày có khoảng 4.500 người ra vào Bệnh viện, trong đó: khám bệnh 800 người, bệnh nhân điều trị nội trú trên 800 người, người nhà phục vụ và đến thăm khoảng hơn 2000. Trong năm 2019 và 8 tháng đầu năm 2020, tình hình ANTT trong Bệnh viện luôn được giữ vững ổn định. Phần lớn viên chức Bệnh viện nhận thức rõ về vai trò, tầm quan trọng của đảm bảo ANTT trong Bệnh viện, đảm bảo an toàn trong các hoạt động chuyên môn, người bệnh an tâm điều trị; bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tích cực tham gia vào phong trào bảo vệ ANTT. Bệnh viện cũng tích cực triển khai có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, văn bản hướng dẫn thực hiện về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Trong thời gian tới, Bệnh viện tiếp tục xây dựng kế hoạch và triển khai các phương án bảo vệ, phòng chống cháy nổ, rà soát hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống giám sát an ninh. Củng cố lực lượng bảo vệ, tăng cường các biện pháp tuần tra, bảo vệ để kịp thời xử lý tốt các tình huống phát sinh. [[{"fid":"3100","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Đồng chí Đại tá Nguyễn Xuân Thu - Phó Giám đốc Công an tỉnh phát biểu chỉ đạo hội nghị Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Đại tá Nguyễn Xuân Thu - Phó Giám đốc Công an tỉnh biểu dương những thành tích mà Bệnh viện đạt được trong công tác đảm bảo an ninh trật tự. Đồng chí nhấn mạnh Bệnh viện cần chú ý thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của cán bộ, nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh trong đảm bảo ANTT; phát hiện, ngăn chặn các hành vi gây mất an ninh, trật tự. Bên cạnh đó, Bệnh viện cần củng cố cơ sở vật chất, xây dựng lực lượng tại chỗ để đảm bảo an ninh trật tự; phối hợp tích cực với lực lượng công an để giải quyết các vụ việc, xây dựng Bệnh viện trở thành nơi an toàn nhất để nhân dân đến khám, chữa bệnh. [[{"fid":"3101","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Đại diện Bệnh viện ký quy chế phối hợp đảm bảo ANTT với Công an huyện Cao Lộc  Tại hội nghị, đại diện Bệnh viện đã ký quy chế phối hợp đảm bảo ANTT với Công an huyện Cao Lộc. Nhân dịp này, bác sĩ Trương Quý Trường - Giám đốc Bệnh viện được tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Quyết định số 521/QĐ-Ttg ngày 13/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2015 - 2020. [[{"fid":"3102","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Bác sĩ Trương Quý Trường - Giám đốc Bệnh viện được tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh  Hội nghị nhằm đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, nâng cao tinh thần cảnh giác và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, viên chức, người lao động trong Bệnh viện, góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.

CHƯƠNG TRÌNH PHẪU THUẬT NHÂN ĐẠO CHO TRẺ KHUYẾT TẬT NĂM 2020

Từ ngày 31/10/2020 đến ngày 5/11/2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) phối hợp cùng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm II (Trực tiếp hỗ trợ trẻ em khuyết tật) sẽ phẫu thuật cho trẻ khuyết tật của tỉnh Lạng Sơn tại Bệnh viện. Tham gia phẫu thuật là các bác sĩ của BVĐK cùng các chuyên gia về Phẫu thuật tạo hình, Nhi khoa, Nhãn nhi, Chỉnh hình của Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Chỉnh hình – Phục hồi chức năng Hà Nội và Trường Đại học Y Hà Nội. [[{"fid":"3097","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Trong đợt này, toàn tỉnh có 225 trẻ cần phẫu thuật, đây là những trẻ đã được khám sàng lọc tại Bệnh viện. Đa số các em có hoàn cảnh khó khăn, mắc các dị tật mắc dị tật răng – hàm – mặt; bỏng, sẹo xấu làm hạn chế vận động, thẩm mỹ; dị tật vận động; dị tật mắt; dị tật bộ phận sinh dục; bệnh hoặc dị tật tai – mũi – họng. Chiều 31/10/2020, tại Bệnh viện sẽ khám và làm thủ tục nhập viện cho trẻ có chỉ định phẫu thuật. Trẻ mắc các dị tật, khuyết tật chưa được khám sàng lọc vẫn có thể đến khám và phẫu thuật nếu đủ điều kiện. Để các em có đủ tiêu chuẩn sức khỏe tham gia đợt phẫu thuật, đề nghị các gia đình quan tâm chăm sóc dinh dưỡng thật tốt để đảm bảo cân nặng của trẻ phải đạt 8kg ở 1 tuổi. Thêm nữa, các cháu phải không bị bệnh hô hấp cấp tính trước khi phẫu thuật, vì thế trước đợt phẫu thuật 7-10 ngày phải điều trị bệnh hô hấp trước khi đi phẫu thuật (nếu mắc). Phụ huynh lưu ý, khi đến khám và phẫu thuật cần mang theo Thẻ Bảo hiểm y tế, Giấy khai sinh (đối với trẻ chưa có BHYT), Chứng minh nhân dân của bố, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ.

CỨU SỐNG BỆNH NHÂN BỊ THƯƠNG NẶNG DO NGÃ CÂY HỒI

10h sáng ngày 4/10/2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận bệnh nhân Lâm Văn S (34 tuổi, ở xã Xuân Long, huyện Cao Lộc) vào viện do bị ngã cao khoảng 10m. Nạn nhân có vết thương vùng xương sườn 6,7,8 đường nách trước bên trái, kích thước lớn 7x3cm, thấu ngực bụng, ruột lòi ra khỏi ổ bụng; tụ máu sưng nề vùng thắt lưng phải, chảy nhiều máu. Sau khi tiếp nhận, bệnh nhân được chuyển mổ cấp cứu. Chẩn đoán trong mổ: vết thương thấu ngực bụng, thủng cơ hoành, vết thương xuyên qua dạ dày, vỡ D2 tá tràng độ 4, dập nát đầu tụy. Đây là ca bệnh tổn thương phức tạp, quá trình phẫu thuật gặp nhiều khó khăn do nguy cơ mất máu cao, nhiễm khuẩn, người bệnh có thể tử vong ngay trên bàn mổ. [[{"fid":"3095","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Sức khỏe anh S dần ổn định, đã cai máy thở Với sự cố gắng và tay nghề vững vàng, kíp phẫu thuật đã thực hiện cắt khối tá tụy, cắt túi mật, khâu viết thương cơ hoành, khâu vết thương dạ dày, khâu vết thương thành bụng, mở thông hỗng tràng, dẫn lưu khí màng phổi trái. Ca phẫu thuật thành công sau hơn 10 giờ nỗ lực của các bác sĩ. Bệnh nhân đã được truyền 4 đơn vị máu. Sau mổ, bệnh nhân được chuyển khoa Hồi sức tích cực – Chống độc điều trị, chăm sóc đặc biệt. Trong thời gian điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, bệnh nhân trong tình trạng rất nặng, sốc nhiễm khuẩn, phải thở máy. Sau 10 ngày được chăm sóc và điều trị tích cực, sức khỏe anh S dần ổn định, đã cai máy thở và tiếp tục được theo dõi, điều trị. Trước đây, các trường hợp bệnh nhân có tổn thương tá tràng và đầu tụy sẽ phải chuyển tuyến trên điều trị, tuy nhiên nếu không được phẫu thuật kịp thời thì nguy cơ tử vong là rất cao. Cắt khối tá tụy là phẫu thuật lớn, phức tạp đối với cả các bệnh viện tuyến trung ương, do trong cuộc phẫu thuật chứa nhiều rủi ro, quá trình hậu phẫu nặng nề, tai biến sau mổ lớn; phẫu thuật cũng đòi hỏi kỹ thuật viên thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao. Cứu sống bệnh nhân là kết quả việc thực hiện thành công kỹ thuật cắt khối tá tụy của các bác sĩ khoa Ngoại Tiêu hóa, đặc biệt là kíp phẫu thuật và quá trình chăm sóc, điều trị tích cực của bác sĩ, điều dưỡng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc. Điều đó khẳng định tinh thần phục vụ và chất lượng chuyên môn của Bệnh viện ngày càng được nâng cao, đúng như lời cam kết "Phục vụ bằng cả trái tim". Thời gian gần đây, BVĐK tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân tai nạn lao động, điển hình là bệnh nhân bị ngã cao trong khi thu hái hồi. Một số trường hợp chấn thương sọ não, chấn thương cột sống, chấn thương ngực bụng,… dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Người dân khi trèo hái, thu hoạch hồi cần chú ý các biện pháp đảm bảo an toàn để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM BÁC SĨ HOÀNG MẠNH CƯƠNG GIỮ CHỨC VỤ PHÓ GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN

Sáng 12/10/2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tổ chức Lễ Công bố Quyết định bổ nhiệm bác sĩ Hoàng Mạnh Cương giữ chức vụ Phó Giám đốc Bệnh viện. Dự buổi lễ, có đồng chí Nguyễn Ngọc Tùng – Phó Giám đốc Sở Y tế, đại diện các phòng, ban của Sở; Ban lãnh đạo Bệnh viện, đại diện các phòng, ban cùng các cán bộ, viên chức, người lao động trong Bệnh viện. [[{"fid":"3089","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Phó Giám đốc Sở Y tế trao Quyết định cho bác sĩ Hoàng Mạnh Cương Tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Ngọc Tùng – Phó Giám đốc Sở Y tế đã trao Quyết định số 2595/QĐ-SYT, ngày 9/10/2020 bổ nhiệm bác sĩ Hoàng Mạnh Cương giữ chức vụ Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa, trực thuộc Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn, thời hạn bổ nhiệm 05 năm, kể từ ngày 12 tháng 10 năm 2020. [[{"fid":"3090","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Đồng chí Nguyễn Ngọc Tùng – Phó Giám đốc Sở Y tế phát biểu giao nhiệm vụ cho Tân Phó Giám đốc Phát biểu giao nhiệm vụ cho Tân Phó Giám đốc, đồng chí Nguyễn Ngọc Tùng – Phó Giám đốc Sở Y tế chúc mừng bác sĩ Hoàng Mạnh Cương đã được tin tưởng giao chức vụ Phó Giám đốc Bệnh viện và mong muốn Tân Phó Giám đốc sẽ cố gắng phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; cùng các đồng chí trong Ban lãnh đạo xây dựng Bệnh viện ngày càng phát triển. Phát biểu tại buổi lễ, bác sĩ Hoàng Mạnh Cương bày tỏ niềm vinh dự, tự hào khi được cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ. Tân Phó Giám đốc gửi lời cảm ơn lãnh đạo các cấp, tập thể cán bộ, nhân viên Bệnh viện trong thời gian qua đã luôn ủng hộ, đồng hành và giúp đỡ đồng chí thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Đồng chí hứa sẽ dành hết tâm huyết và tinh thần trách nhiệm của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cương vị mới, đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. [[{"fid":"3091","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Bác sĩ Hoàng Mạnh Cương phát biểu nhận nhiệm vụ mới Bác sĩ Hoàng Mạnh Cương từng giữ chức vụ Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc và Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp BVĐK. Với sự bổ nhiệm này, Ban lãnh đạo Bệnh viện đã được kiện toàn đầy đủ, gồm 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc. [[{"fid":"3093","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

THƯ CẢM ƠN TẬP THỂ KHOA MẮT

Thư cảm ơn của bệnh nhân Ngô Tiến Chức (75 tuổi, ở Phường Vĩnh Trại, TP. Lạng Sơn), cảm ơn tinh thần, thái độ phục vụ của các bác sĩ, điều dưỡng Khoa Mắt. [[{"fid":"3087","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"style":"width: 500px; height: 705px;","class":"media-element file-default"}}]]

TRIỂN KHAI HỆ THỐNG KHAI BÁO Y TẾ ĐIỆN TỬ - NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ NGƯỜI BỆNH

Từ ngày 5/10/2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) triển khai hệ thống khai báo y tế điện tử cho tất cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đến khám, chữa bệnh, bệnh tại Bệnh viện nhằm phân loại, đề phòng lây nhiễm dịch bệnh Covid-19. BVĐK là cơ sở y tế đầu tiên trong tỉnh khiển khai thực hiện hệ thống này. [[{"fid":"3079","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] BVĐK triển khai hệ thống khai báo y tế điện tử cho tất cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đến khám, chữa bệnh Mỗi ngày BVĐK tiếp nhận khoảng 1.000 lượt bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đến khám, chữa bệnh, tất cả người bệnh và người nhà đều phải thực hiện khai báo y tế. Thông thường, một người khai báo y tế viết tay sẽ mất thời gian từ 5 đến 10 phút. Tuy nhiên thao tác trên hệ thống khai báo y tế điện tử thì thời gian giảm chỉ còn khoảng 2 phút. Hệ thống khai báo y tế điện tử áp dụng kết quả nghiên cứu mới nhất của các cán bộ Phòng Công nghệ thông tin BVĐK, giúp tiếp nhận thông tin đăng ký khám, chữa bệnh và phân luồng khám bệnh tại Bệnh viện thông qua việc khai báo thông tin. Thông tin của người bệnh sau khi đăng ký sẽ được hệ thống ra quyết định phân luồng khám, chữa bệnh một cách thông minh nhất. Điều này không chỉ giúp nhân viên y tế dễ dàng sàng lọc những người có yếu tố nguy cơ để điều tra dịch tễ, phân luồng mà còn giúp giảm thời gian chờ đợi cho người bệnh, giảm tình trạng tập trung đông người nhằm hạn chế thấp nhất mức độ lây nhiễm Covid-19. [[{"fid":"3080","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tờ khai y tế điện tử Bà Nguyễn Thị Cảnh (ở phường Vĩnh Trại, TP.Lạng Sơn) cho biết: “Tôi thường đến lấy thuốc huyết áp, tiểu đường. Những lần trước tôi thường phải xếp hàng chờ đợi khai báo y tế khá lâu nhưng lần này đến khai báo rất nhanh chóng, không phải chờ đợi. Nghe các chị điều dưỡng hướng dẫn là tháng sau đến thì khai báo sẽ nhanh hơn vì thông tin của tôi đã được lưu trên máy rồi, không mất nhiều thời gian như trước nữa. Trong tình hình dịch bệnh này có thể hạn chế tiếp xúc với nhiều người bệnh khác làm tôi thấy rất yên tâm”. Người bệnh và người thân ngoài cách khai báo y tế trực tiếp tại các cổng đón tiếp của Bệnh viện còn có thể đăng ký gián tiếp bằng điện thoại thông minh, máy tính bảng có kết nối internet tại nhà. Sau khi đăng ký, người khai báo sẽ được nhận mã đăng ký để xác nhận khi đến khám. Bộ phận tiếp đón tại Bệnh viện sẽ xác thực mã đăng ký và thực hiện hướng dẫn, phân luồng người bệnh khám theo thứ tự. Các thông tin khám sẽ được lưu lại hệ thống và sắp xếp thứ tự theo thời gian đăng ký, bác sỹ sẽ gọi khám theo thứ tự ưu tiên trên hệ thống. Ngoài ra, các số liệu thống kê, báo cáo tình hình người đến bệnh viện có khai báo y tế, kết quả khai báo,… cũng sẽ được hệ thống tổng hợp nhanh chóng, nhân viên y tế không còn phải mất thời gian thực hiện các thao tác thủ công. [[{"fid":"3082","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Thông tin khai báo y tế của người bệnh Điều dưỡng Trần Bích Phương – khoa Khám bệnh chia sẻ: “Thực hiện khai báo y tế điện tử trên hệ thống thay vì phải viết tay và tổng hợp số liệu thủ công như trước đây giúp chúng tôi theo dõi, phân luồng bệnh nhân nhanh chóng, phù hợp, giảm lượng người bệnh tập trung đông, chúng tôi cũng bớt áp lực, từ đó góp phần phục vụ người bệnh tốt hơn”. Hệ thống khai báo y tế điện tử được triển khai vừa đảm bảo khai thác  đầy đủ thông tin theo hướng dẫn của Bộ Y tế, vừa tạo tiện ích cho người khai báo, đồng thời vừa tạo công cụ hỗ trợ thiết thực cho công tác quản lý của Bệnh viện. Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để khai báo y tế thay thế cho khai báo thủ công trên giấy tại Bệnh viện góp phần làm giảm thời gian chờ đợi, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo cho người bệnh và người thân trong mùa dịch đồng thời giảm áp lực cho nhân viên y tế, qua đó góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và phục vụ nhân dân.

TẬP HUẤN “CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ SỐT CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN”

Ngày 5/10/2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) phối hợp với Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương tổ chức khai giảng lớp tập huấn “Chuẩn đoán và xử trí sốt chưa rõ nguyên nhân”. Tham gia lớp tập huấn có 50 bác sĩ thuộc BVĐK, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y học cổ truyền và bác sĩ tại các TTYT huyện, thành phố. Các chuyên gia đến từ Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương tham gia giảng dạy. [[{"fid":"3077","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Lớp tập huấn diễn ra từ ngày 5/10 đến 9/10/2020, theo chương trình đào tạo và chuyển giao kỹ thuật thuộc Dự án Bệnh viện Vệ tinh năm 2020. Các bác sĩ sẽ được cập nhật những kiến thức chuyên môn về chẩn đoán và cách xử trí sốt trong các bệnh nhiễm trùng, sốt cấp tính, sốt virus, sốt rét…. Buổi tập huấn nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, trau dồi kinh nghiệm chuyên môn cho bác sĩ góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. Kết thúc đợt tập huấn, các bác sĩ sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành Tập huấn “Chuẩn đoán và xử trí sốt chưa rõ nguyên nhân” do Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cấp.

CẢNH GIÁC KHI ỦNG HỘ NGƯỜI BỆNH QUA MẠNG XÃ HỘI

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn là Bệnh viện tuyến cuối của tỉnh, mỗi ngày khám và điều trị cho 700 – 800 bệnh nhân, trong đó có những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn. Trước những hoàn cảnh kém may mắn, mạng xã hội là một công cụ tích cực để Bệnh viện kêu gọi các nhà hảo tâm, cộng đồng cùng chung tay giúp đỡ người bệnh. Tuy nhiên, thời gian gần đây, có một số cá nhân tự ý chụp và đăng ảnh người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện lên mạng xã hội, lợi dụng tình thương, trách nhiệm của cộng đồng và lợi dụng danh nghĩa của Bệnh viện để kêu gọi ủng hộ cho người bệnh nhằm trục lợi cá nhân. Nhiều người dân không nắm rõ thông tin, hoàn cảnh người bệnh đã gửi tiền ủng hộ đến địa chỉ không đáng tin cậy; một số người dân có đánh giá chủ quan, cho rằng Bệnh viện không kịp thời phát hiện và hỗ trợ cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn,… gây ảnh hưởng đến uy tín Bệnh viện, làm mất đi ý nghĩa cao đẹp của những hành động nhân ái. Tại Bệnh viện, người bệnh có hoàn cảnh khó khăn khi điều trị sẽ được khoa, phòng khai thác, tìm hiểu thông tin, hoàn cảnh gia đình, tùy từng trường hợp, Bệnh viện sẽ có phương án hỗ trợ phù hợp, kịp thời như hỗ trợ suất ăn, hỗ trợ tiền sinh hoạt, viện phí. Đối với bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Bệnh viện sẽ kêu gọi cộng đồng ủng hộ. Số tiền ủng hộ của các nhà hảo tâm sẽ được chuyển trực tiếp đến người bệnh, người nhà người bệnh để dùng làm chi phí điều trị. Khi bàn giao tiền ủng hộ, Bệnh viện thực hiện theo đúng thủ tục, quy định, có biên bản bàn giao, biên lai thu tiền viện phí, chứng từ... Thông tin các nhà hảo cũng được Bệnh viện đăng tải trên mạng xã hội, đảm bảo tính công khai minh bạch. Người dân khi chưa nắm rõ thông tin về các tổ chức, cá nhân đứng ra kêu gọi làm từ thiện, cần tỉnh táo để sự ủng hộ, chia sẻ đến đúng địa chỉ. Bệnh viện cũng mong muốn các tổ chức, cá nhân khi đăng tải thông tin kêu gọi ủng hộ cho người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện cần phối hợp với Bệnh viện, đặc biệt là Phòng Công tác xã hội (trực tiếp hỗ trợ người bệnh) để trao đổi, thống nhất về thông tin, tránh để kẻ xấu lợi dụng, đồng thời đảm bảo uy tín cho Bệnh viện.

HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN ĐẢM BẢO AN TOÀN PHÒNG, CHỐNG COVID-19 TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH

Chiều 1/10, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến “Bảo đảm an toàn phòng chống COVID-19 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” với hơn 700 điểm cầu tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các điểm cầu từ tuyến quận, huyện, thị xã của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hội nghị nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm trong quản lý điều trị COVID-19, kết quả sơ bộ thực hiện Bộ tiêu chí bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp, chia sẻ kinh nghiệm của các bệnh viện trong công tác phòng chống dịch. [[{"fid":"3074","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tham dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến thời điểm này, dịch COVID-19 đã lan ra 215 quốc gia, vùng lãnh thổ với trên 34 triệu người mắc và hơn 1 triệu trường hợp tử vong. Việt Nam đã ghi nhận 1095 ca bệnh, trong đó đã có 1018 người được chữa khỏi; sô ca tử vong do COVID-19 là 35 ca và 4 ca tử vong sau khi điều trị khỏi. Thứ trưởng Bộ Y tế nêu rõ, đối với dịch bệnh COVID-19, bên cạnh việc tích cực phòng chống dịch, kiểm soát và cách ly người có nguy cơ, người nghi ngờ mắc bệnh, đặc biệt những người Việt Nam, người nước ngoài đến từ vùng dịch, công tác phát hiện, chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và đúng hướng dẫn là vô cùng quan trọng”.  Sự tham gia chủ động và tích cực của Tiểu ban Điều trị, các chuyên gia đầu ngành truyền nhiễm, hồi sức, hô hấp, xét nghiệm vi sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn trong nước, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế đã giúp tạo nên thành công của công tác điều trị ca bệnh COVID-19 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tỷ lệ điều trị COVID-19 khỏi lên tới 96,4%, tỷ lệ các ca bệnh nặng, bệnh nền được chữa khỏi cao; khống chế tối đa tỷ lệ tử vong và hạn chế được tỷ lệ lây nhiễm chéo trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. “Đặc biệt để bảo đảm an toàn cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện, cũng như ngăn chặn phát hiện sớm ca bệnh trước khi tới bệnh viện, Tiểu ban Điều trị đã ban hành Bộ tiêu chí bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp theo Quyết định 3088/QĐ-BYT ngày 16/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Bộ tiêu chí đã được các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghiêm túc triển khai thực hiện”, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị cho biết, có 10 bài học kinh nghiệm dẫn đến thành công trong công tác điều trị, phòng chống lây nhiễm COVID-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh thời gian qua. Đó là Việt Nam đã xây dựng kế hoạch khám chữa bệnh ứng phó với 5 tình huống cấp độ dịch bệnh; chỉ đạo cụ thể cho các tuyến, cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan chỉ đạo về  bảo đảm chuyên môn, kỹ thuật, trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ,… tương ứng với từng cấp độ dịch bệnh. Các địa phương triệt để thực hiện phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, cơ sở vật chất tại chỗ và hậu cần tại chỗ) và hỗ trợ chủ động, tích cực từ các chuyên gia của bệnh viện tuyến Trung ương. Đồng thời tổ chức phân tuyến điều trị ca bệnh gồm tuyến xã, huyện, tỉnh, Trung ương. Cả nước có tổng số 54 cơ sở khám chữa bệnh đã và đang tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19. Hiện còn 9 bệnh viện đang điều trị cho 32 ca bệnh COVID-19. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã xây dựng 4 phiên bản hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 (COVID-19); đồng thời thường xuyên cập nhật, đúc kết kinh nghiệm từ các vụ dịch trước, kinh nghiệm quốc tế, mở rộng phương pháp điều trị... Bộ Y tế đã ban hành đầy đủ các quy định về trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao, thiết lập hệ thống xét nghiệm ngay tại cơ sở, ra soát nhân lực chuyên khoa hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, tăng cường đào tạo, bổ sung năng lực chuyên môn, thành lập đội cơ động và hỗ trợ thường xuyên cho địa phương. Đặc biệt, việc thành lập Trung tâm hỗ trợ trực tuyến điều trị COVID-19 thường xuyên tổ chức giao ban trực tuyến với các cơ sở đang có ca bệnh điều trị; định kỳ 2-3 lần/ tuần, đã góp phần cứu thành công nhiều ca bệnh nặng, nâng cao chất lượng điều trị bệnh nhân COVID-19 tại y tế cơ sở. Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe về kết quả triển khai thực hiện Bộ tiêu chí bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp; tình hình triển khai thực hiện việc xét nghiệm SARS-CoV-2 trong bệnh viện. Các địa phương như:  Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ kinh nghiệm trong chỉ đạo triển khai và kết quả đánh giá thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá bệnh viện an toàn phòng chống COVID-19.Các Bệnh viện:  Phụ sản Trung ương, đa khoa Trung ương Huế trình bày kinh nghiệm triển khai thực hiện bảo đảm an toàn phòng chống COVID-19 trong bệnh viện, sáng kiến mô hình robot Tâm An phục vụ điều trị, chăm sóc người bệnh COVID-19...   Theo TTXVN

Trang