CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

LƯU Ý VỀ GIẤY TỜ KHI ĐẾN KHÁM, CHỮA BỆNH BHYT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH

Ngày 03 / 10 / 2019
|
Hỗ trợ người bệnh

Từ ngày 1/1/2016, Quy định thông tuyến Bảo hiểm y tế được thực hiện, theo đó, người tham gia BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám, chữa bệnh BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh với mức hưởng như khi khám, chữa bệnh đúng tuyến.

Quy định thông tuyến bệnh viện chỉ thực hiện đến bệnh viện tuyến huyện và tương đương. Còn khi đến khám, chữa bệnh BHYT tại BVĐK, người bệnh vẫn phải có giấy chuyển viện từ nơi KCB BHYT trung tâm y tế huyện hoặc tương đương (phòng khám đa khoa độc lập công lập, ngoài công lập,…) thì mới được hưởng quyền lợi BHYT đúng tuyến.

Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 12, Thông tư 40/2015/TT-BYT, giá trị giấy chuyển tuyến như sau:

- Giá trị sử dụng trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký.

- Người bệnh có thẻ BHYT mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp được sử dụng Giấy chuyển tuyến quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này (các bệnh mãn tính: ung thư, đái tháo đường, tăng huyết áp có biến chứng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm gan, chạy thận nhân tạo chu kỳ, bệnh tan máu bẩm sinh,…) thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đó.

-Trường hợp đến hết ngày 31/12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó.

Như vậy, khi tới KCB tại BVĐK (trừ trường hợp cấp cứu có danh mục theo qui định), người dân cần lưu ý:

- Có đầy đủ các giấy tờ sau: Thẻ BHYT, Giấy tờ tùy thân có ảnh, Giấy chuyển tuyến đối với người có thẻ BHYT không đăng ký nơi KCB ban đầu tại BVĐK.

- Đối với người dân có thẻ BHYT nơi đăng ký KCB ban đầu tại tuyến xã, khi tới KCB tại BVĐK cần có thêm Giấy chuyển tuyến của cơ sở y tế tuyến huyện hoặc tương đương.

- Đối với bệnh nhân đã điều trị BVĐK ra viện, được bác sĩ hẹn khám lại thì trong lần khám sau cần phải xin giấy chuyển tuyến từ cơ sở y tế tuyến dưới để được hưởng quyền lợi BHYT.

Ý kiến bạn đọc